Hội thảo: Xây dựng năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung cứng và Logistic khu vực Châu Âu, Châu Mỹ (10) Sáng ngày 20/12 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh tổ chức hội thảo “Xây dựng năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng và logistics khu vực châu Âu, châu Mỹ” để các doanh nghiệp quốc tế có cái nhìn toàn diện và tăng cường đầu tư, hợp tác nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng hàng hoá của Việt Nam. Phát biểu tại Hội thảo, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho biết: “Chuỗi cung ứng toàn cầu” là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp chuỗi cung ứng đến khách hàng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng. Khái niệm “chuỗi cung ứng” hình thành từ cuối thập niên 80 dựa trên các định lượng giá cả, giá trị, chi phí tính toán trong suốt quá trình hình thành và đưa sản phẩm ra thị trường. Từ đó đến nay, khái niệm này không ngừng phát triển và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành công của kinh doanh đa quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu là một trong những mục tiêu chủ đạo của các doanh nghiệp Việt Nam”. Ông Linh cũng cho hay: “Có thể nói, “chuỗi cung ứng toàn cầu” hiện đã đạt đến trình độ tinh vi trong đó việc quản lý nhu cầu khách hàng, các vùng nguyên liệu, dòng sản xuất, vận tải quốc tế, thuê ngoài sản xuất và dịch vụ mang tính đa quốc gia. Chúng ta dễ dàng chứng kiến sự thâm nhập, mở rộng thị phần của các thương hiệu đa quốc gia tại Việt Nam trong 10-20 năm qua, trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, ví dụ như: Samsung, Apple, Amazon, Grab…” Hội thảo: Xây dựng năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung cứng và Logistic khu vực Châu Âu, Châu Mỹ “Tại Việt Nam, với sựLãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đã có một số trường hợp khẳng định được thương hiệu ở nhiều nước trên thế giới như: Vinamilk, Trung Nguyen Legend, Masan Consumer, Viet Jet Air và sắp tới có thể là Vinfast… Tuy vậy, phải nhìn nhận rằng, việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt còn ở mức sơ khai. Theo thống kê, mới chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong khi đó còn số này ở Thái Lan là 34% và Malaysia là 46%. Đa số các trường hợp doanh nghiệp Việt Nam thường là người gia công và cung cấp các sản phẩm phụ, thậm chí không phải trực tiếp mà gián tiếp cho những nhà thầu sản xuất của các thương hiệu toàn cầu, điển hình nhất là trong lĩnh vực thời trang, may mặc, giày dép, đồ gỗ và hàng gia dụng…”, ông Linh nói. Ông Linh khẳng định: “Mặc dù sự tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên,với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt phân phối hàng hoá toàn cầu là rất lớn. Theo báo cáo phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ,Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018đạt 238 tỷ USD, tăng 11,2%. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng giảm xuất khẩu thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến, nông sản và tăng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất”. Hiện nay, đánh giá sơ lược nhu cầu tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam có thể thấy, đối với sản phẩm truyền thống,Việt Nam là nước nông nghiệp ven biển, do đó các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn về gia nhập các chuỗi cung ứng nông lâm thủy hải sản thế giới và ngày càng đặt ra những mục tiêu lớn hơn, đi sâu về chất lượng-giá trị hơn là sản lượng; với sản phẩm công nghiệp, Việt Nam có hơn 250 khu công nghiệp, nhiều khu kinh tế, trải dài hơn 2000 km, khả năng tiếp cận vận tải quốc tế đều rất thuận lợi. Như vậy nhu cầu cần khai thác sản xuất mang tính logistics, chọn sản phẩm mà việc vận hành các chuỗi cung ứng toàn cầu đặt cơ sở sản xuất và phân phối chính tại Việt Nam, giao hàng đi các thị trường châu lục; với dịch vụ, cùng với việc gia nhập thị trường thì hoạt động dịch vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng, mạng cung ứng kỹ thuật số vừa là điều kiện, vừa là cơ hội. Việt Nam phải tạo dựng lợi thế cạnh tranh từ việc đưa sản phẩm ra thị trường nhanh và rẻ hơn với chất lượng dịch vụ cao hơn. Nhu cầu về phát triển chuỗi dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giao lưu văn hóa cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Ông Linh cho rằng: “Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì Chính phủ cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp quản lý mang tính vĩ mô. Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược trong khu vực, bờ biển dài hơn 3 nghìn km là những lợi thế rất lớn cho việc phát triển các trung tâm logistic mang tầm quốc tế. Tuy nhiên, về thực tế, hiện đa số doanh nghiệp logsitics nội địa đang hoạt động do quy mô nhỏ nên năng lực tài chính, trình độ quản lý hạn chế, chủ yếu vẫn dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ logistics 2PL mà cụ thể là dịch vụ vận tải hàng hóa. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, thường tìm kiếm các gói dịch vụ logistics tích hợp (phổ biến là 3PL) vốn không đơn thuần là vận chuyển hàng hóa mà còn đi kèm với nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác (thủ tục hải quan, lưu kho, đóng gói và phân phối sản phẩm)”. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của ngành logistics Việt Nam có thể kể đến như hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường bộ, chưa phát triển tương xứng với tốc độ công nghiệp hóa dẫn đến tình trạng quá tải và ùn ứ; Quy trình thủ tục hải quan còn nhiều chồng chéo và cứng nhắc làm chậm tốc độ luân chuyển hàng hóa; Vận tải biển nội địa chưa được phát huy hết tiềm năng để giảm tải cho vận tải đường bộ; Sự phát triển thiếu quy hoạch và thiếu tính liên kết của các cảng và dịch vụ hậu cảng như kho, bãi, trung tâm logistics; Việc thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau…. Đây là những nguyên nhân cản trở sự phát triển bền vững của doanh nghiệp logistics nội địa và đẩy chi phí logistics ở Việt Nam tăng cao. Ông Linh nhấn mạnh: “Điều quan trọng là Trung tâm Logistics phải được quản lý như một cơ quan pháp lý duy nhất và trung lập, cần phải đảm bảo sự hợp tác đồng bộ và hợp tác thương mại. Cần có các quy định rõ ràng và hợp lý cho hoạt động chuyên môn, nhất là các khâu kiểm tra chuyên môn, chuyên ngành. Một Trung tâm Logistics phải đạt được các tiêu chuẩn và hiệu suất chất lượng tương đương của Châu Âu để cung cấp các giải pháp vận chuyển thương mại mang tính toàn cầu và phát triển bền vững”. “Chuỗi cung ứng” và “hạ tầng logistics” được ví như quả tim và mạch máu để phân phối hàng hoá của doanh nghiệp. Có thể nói, sức khỏe của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuần hoàn của chuỗi cung ứng hàng hóa, mua nguyên liệu, bán thành phẩm, quản lý hàng tồn kho…Với chiến lược gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang từng bước tổ chức hiệu quả những “cầu nối thương mại” với các châu lục mà trong đó vận tải là công cụ kết nối và các trung tâm logistics ở hai đầu là những “trụ cầu” vững chắc, cả hai kết hợp hỗ trợ hiệu quả cho dòng luân chuyển và tồn trữ hàng hóa, dịch vụ xuyên suốt các chuỗi cung ứng. Thông qua Hội thảo ngày hôm nay, tôi mong muốn các doanh nghiệp quốc tế có cái nhìn toàn diện và tăng cường đầu tư, hợp tác nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng hàng hoá của Việt Nam”, ông Linh cho biết. Cũng tại Hội thảo, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh đã trình bày tham luận về “Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu & các nguyên tắc để tồn tại” và “Tổng quan về các trung tâm Logistics tại Châu Âu, Châu Mỹ và đề xuất mô hình cho các Trung tâm Logictics của Việt Nam tại các châu lục này”. Tiếp đó, ông Trần Chí Dũng – Viện Quản trị Logistics Toàn Cầu (GLI) đã trình bày tham luận “Vai trò của các hành lang vận tải & Xu hướng phát triển 10 – 30 năm tới”, Ông Nguyễn Văn Đào- Phòng Kế hoạch vận tải, Vietnam Airlines có tham luận về “Đầu tư trung tâm Logistics hàng không tại thị trường nước ngoài”; Ông Trần Sỹ Nguyên – Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Hoàng gia Việt Nam có bài tham luận “Đầu tư sang Khu thương mại tự do Colon – Panama”; Đại diện hiệp hội Logistics Việt Nam có bài tham luận “Đề xuất kiến nghị của Hiệp hội Logistis Việt Nam tới Chính Phủ”. Nguồn: https://thuonghieucongluan.com.vn