Chiến lược quản lý Đối tác kênh: Tăng trưởng doanh thu bền vững

I. Các loại hình Channel Partner

1. Đại lý (Resellers): Đại lý mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ, và bán lại cho khách hàng (KH). Họ có thể là nhà bán hàng tổng hợp hoặc chuyên sâu trong một ngành hàng hoặc loại sản phẩm cụ thể

2. Nhà phân phối (Distributors): NPP mua một lượng lớn sản phẩm và phân phối chúng cho các nhà bán lẻ hoặc các đại lý nhỏ. Họ thường cung cấp thêm các dịch vụ khác như đóng gói sản phẩm, quản lý kho hàng và hỗ trợ vận chuyển

3. Đại giá trị gia tăng (Value-Added Resellers): VARs bổ sung thêm giá trị cho sản phẩm bằng cách thêm các dịch vụ hoặc sản phẩm của họ trước khi bán lại, có thể bao gồm dịch vụ cài đặt, phần cứng bổ sung hoặc các ứng dụng phần mềm tùy chỉnh

4. Nhà tích hợp hệ thống (System Integrators): SIs chuyên tạo các giải pháp CNTT phức tạp bằng cách tích hợp nhiều sản phẩm từ các vendors khác nhau. Họ giúp đảm bảo mọi thành phần của hệ thống CNTT hoạt động một cách liền mạch

5. Nhà cung cấp dịch vụ có quản lý (Managed Service Providers): MSPs cung cấp các dịch vụ cho các chức năng CNTT và kinh doanh khác nhau. Họ thường hoạt động theo mô hình đăng ký thuê bao, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ liên tục

6. Chuyên gia tư vấn (Consultants): Tư vấn viên cung cấp lời khuyên chuyên môn và có thể giúp doanh nghiệp (DN) lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp. Họ cũng có thể hỗ trợ triển khai và tối ưu hóa giải pháp

7. Nhà cung cấp phần mềm độc lập (Independent Software Vendors): ISVs phát triển và bán các sản phẩm phần mềm của riêng họ, có thể bổ sung hoặc nâng cao chức năng của sản phẩm của nhà sản xuất

8. Đối tác tiếp thị liên kết (Affiliates): Các đối tác tiếp thị liên kết quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty và nhận hoa hồng dựa trên doanh số được tạo ra thông qua các nỗ lực tiếp thị của họ

9. Người ảnh hưởng (Influencers): Influencers tận dụng sự uy tín hoặc lượng người theo dõi trong một lĩnh vực cụ thể để tác động đến các KH tiềm năng và thúc đẩy doanh số

 

II. Lợi ích khi triển khai mô hình Channel Partner

1. Mở rộng phạm vi tiếp cận: Channel Partner có thể giúp DN mở rộng phạm vi tiếp cận sang các thị trường và lãnh thổ mới mà không cần tăng đáng kể nguồn lực bán hàng trực tiếp

2. Tăng tốc độ bán hàng: Chương trình Channel Partner được quản lý tốt có thể giúp chu kỳ bán hàng nhanh hơn, vì các đối tác tận dụng các mối quan hệ hiên có và chuyên môn của họ để bán hàng hiệu quả hơn

3. Tăng vòng lặp phản hồi: Đối tác kênh có thể cung cấp các phản hồi có giá trị từ thị trường, giúp định hướng cho việc phát triển sản phẩm và chiến lược marketing

4. Giảm thiểu rủi ro: Đa dạng hóa chiến lược bán hàng thông qua nhiều đối tác có thể giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một kênh bán hàng duy nhất

5. Thúc đẩy sự đổi mới: Các đối tác thường mang đến những ý tưởng và góc nhìn mới mẻ giúp DN cải tiến sản phẩm và dịch vụ, hoặc phát triển các chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường đầy sáng tạo

6. Mở rộng quy mô nhanh chóng: Channel Partner giúp DN mở rộng quy mô dễ dàng. Khi nhu cầu tăng lên, các đối tác có thể nhanh chóng tăng cường nỗ lực bán hàng để đáp ứng nhu cầu của KH mà không cần mất thời gian mở rộng đội ngũ bán hàng nội bộ

7. Tận dụng chuyên môn địa phương: Các đối tác với hiện diện mạnh mẽ tại địa phương có thể cung cấp nhiều insights giá trị về điều kiện thị trường địa phương và xu hướng KH. Điều này quan trọng khi điều chỉnh chiến lược marketing và bán hàng

8. Hiệu quả về chi phí: Làm việc với các đối tác kênh giúp hiệu quả hơn về chi phí so với việc mở rộng đội ngũ bán hàng nội bộ, đặc biệt là khi thâm nhập vào các thị trường mới hoặc nhắm vào các phân khúc KH nhỏ hơn

9. Cung cấp sản phẩm nâng cao: Các đại lý giá trị gia tăng (VARs) và nhà tích hợp hệ thống (SIs) có thể nâng cao sản phẩm của công ty bằng cách đóng gói sản phẩm với các dịch vụ hoặc công nghệ bổ sung, làm sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với người dùng cuối

10. Tăng sự hài lòng hỗ trợ KH: Các đối tác kênh có thể cung cấp thêm cho KH các dịch vụ và hỗ trợ bổ sung, cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của KH

 

III. Làm thế nào để bắt đầu với Channel Partner?

1. Phát triển chiến lược kênh Đối tác: Chiến lược kênh Đối tác cần được đồng bộ với mục tiêu kinh doanh tổng thể của DN và xác định rõ Channel Partner sẽ đóng góp vào nỗ lực bán hàng và tiếp thị của DN như thế nào. Nên xác định các loại Đối tác phù hợp với DN, thị trường họ sẽ phục vụ và các mục tiêu DN muốn đạt được thông qua kênh đối tác

2. Xây dựng chương trình Đối tác kênh: Thiết kế một chương trình đối tác toàn diện nêu rõ các lợi ích khi hợp tác cũng như các yêu cầu và kỳ vọng. Chương trình này nên bao gồm các nội dung chi tiết về đào tạo, hỗ trợ, chính sách khuyến khích và các chỉ số đánh giá hiệu suất

3. Tuyển dụng Đối tác: Bắt đầu tuyển dụng Đối tác bằng cách quảng bá chương trình Đối tác thông qua các kênh khác nhau bao gồm: các sự kiện trong ngành, tiếp thị trực tuyến và tiếp cận trực tiếp. Cần đảm bảo truyền đạt đúng giá trị của việc hợp tác

4. Đào tạo cấp chứng nhận: Cung cấp các chương trình đào tạo và chứng nhận để đảm bảo các Đối tác được trang bị đầy đủ cho việc bán hàng và hỗ trợ sản phẩm của DN, bao gồm kiến thức sản phẩm, kỹ thuật bán hàng và kỹ năng CSKH

5. Thiết lập cổng thông tin Đối tác: Cổng thông tin Đối tác là một nền tảng tập trung cho phép các Đối tác truy cập vào tài nguyên, quản lý KH tiềm năng, đăng ký giao dịch và hợp tác với nhóm của họ. Cổng thông tin này rất quan trọng để duy trì giao tiếp và cung cấp các công cụ giúp các Đối tác thành công

6. Xây dựng hệ thống hỗ trợ: Thiết lập một cơ cấu hỗ trợ dành riêng cho Đối tác kênh, bao gồm hỗ trợ bán hàng, tiếp thị, hỗ trợ kỹ thuật và các cuộc kiểm tra định kỳ để đảm bảo các Đối tác có mọi thứ cần thiết để thành công

7. Giám sát quản hiệu suất: Sử dụng các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) để theo dõi hiệu suất của các Đối tác. Thường xuyên xem xét các chỉ số này và làm việc với các Đối tác để tối ưu hóa hiệu suất của họ và giải quyết các thách thức

8. Thúc đẩy quan hệ Đối tác bền chặt: Xây dựng mối quan hệ cá nhân chặt chẽ với Đối tác kênh. Giao tiếp thường xuyên, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau là các yếu tố quan trọng để có được những mối quan hệ Đối tác thành công

 

IV. Làm thế nào để tìm kiếm & tuyển chọn Đối tác kênh hiệu quả?

1. Xác định Đối tác tiềm năng: Bước đầu tiên là xác định các Đối tác tiềm năng có năng lực và sự hiện diện trên thị trường phù hợp với mục tiêu kinh doanh của DN. DN cần nghiên cứu và phân tích thị trường để hiểu loại Đối tác nào có khả năng thành công nhất với sản phẩm hoặc dịch vụ của DN

2. Phát triển đề xuất hợp tác giá trị: Để thu hút các Đối tác tốt nhất, DN cần một đề xuất hợp tác giá trị mô tả những lợi ích khi hợp tác với DN của bạn, bao gồm: chính sách khuyến khích về tài chính, hỗ trợ tiếp thị và bán hàng, tài nguyên đào tạo và lộ trình rõ ràng giúp đối tác đạt lợi nhuận

3. Sử dụng tiếp thị hướng đến KH mục tiêu (Targeted marketing): Áp dụng các chiến lược tiếp thị hướng đến KH mục tiêu để tiếp cận các Đối tác tiềm năng. Điều này có thể bao gồm tiếp thị kỹ thuật số, các sự kiện trong ngành và tiếp cận trực tiếp thông qua các đội ngũ bán hàng

4. Tận dụng công nghệ: Tận dụng các nền tảng quản lý quan hệ Đối tác (PRM) để tối ưu hóa quá trình tuyển dụng và giúp DN quản lý hồ sơ Đối tác, theo dõi sự tương tác và giao tiếp hiệu quả với các Đối tác tiềm năng

5. Cung cấp đào tạo toàn diện: Cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu để đảm bảo các Đối tác được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để bán hàng và hỗ trợ sản phẩm của DN

6. Xây dựng mối quan hệ bền chặt: Thúc đẩy mối quan hệ vững chắc và lâu dài với các Đối tác. Giao tiếp thường xuyên, lập kế hoạch kinh doanh chung và theo dõi hiệu suất là các yếu tố quan trọng để có những mối quan hệ Đối tác thành công

7. Đánh giá tối ưu hóa: Liên tục đánh giá hiệu suất của các Đối tác kênh và hiệu quả của các chiến lược tuyển dụng Đối tác. Sử dụng các phản hồi và dữ liệu hiệu suất để tối ưu hóa cách tiếp cận của DN

 

V. Làm thế nào để lựa chọn Đối tác kênh phù hợp với Doanh nghiệp?

1. Xác định chân dung Đối tác lý tưởng: Bắt đầu bằng việc hiểu DN cần gì từ Đối tác kênh. Xem xét các yếu tố như: sự hiện diện trên thị trường, cơ sở KH, năng lực bán hàng và tiếp thị, chuyên môn kỹ thuật và sự phù hợp văn hóa. Một Đối tác lý tưởng nên phù hợp mạnh mẽ với các mục tiêu kinh doanh và giá trị của DN

2. Nghiên cứu kỹ lưỡng: Sau khi xác định được chân dung Đối tác lý tưởng, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các Đối tác tiềm năng. Tìm hiểu về lịch sử kinh doanh của họ, uy tín trên thị trường, sự ổn định tài chính và thành công mà họ đã đạt được với các Đối tác khác. Thông tin này có thể được thu thập thông qua phân tích thị trường, đánh giá từ KH và cơ sở dữ liệu Đối tác

3. Đánh giá năng lực bán hàng và tiếp thị của Đối tác: Khả năng bán hàng và tiếp thị của Đối tác kênh rất quan trọng. Đánh giá đội ngũ bán hàng của họ, chiến lược tiếp thị và thành công của các chiến dịch trước đó. Họ nên có một lịch sử chứng minh rõ rang về khả năng tiếp cận và phục vụ hiệu quả các phân khúc KH mục tiêu của DN

4. Đánh giá khả năng kỹ thuật & hỗ trợ: Đối tác kênh cần có khả năng bán hàng và hỗ trợ sản phẩm của DN. Đánh giá chuyên môn kỹ thuật của họ, cơ sở hạ tầng hỗ trợ và chất lượng dịch vụ CSKH mà họ cung cấp. Các Đối tác kênh nên có nguồn lực và chuyên môn để giải quyết vấn đề và duy trì sự hài lòng của KH

5. Tìm kiếm sự cam kết trong việc hợp tác: Các Đối tác kênh chất lượng sẽ cam kết với sự thành công của việc hợp tác. Họ nên sẵn sàng đầu tư vào đào tạo, tiếp thị và các nỗ lực bán hàng. Sự sẵn sàng hợp tác, đầu tư thời gian và nguồn lực mạnh mẽ cho thấy sự cam kết của Đối tác

6. Sử dụng hệ thống quản Đối tác: Sử dụng các công cụ quản lý Đối tác có thể giúp DN quản lý vòng đời Đối tác, từ tuyển dụng đến phân tích hiệu suất, đồng thời cung cấp insights về các Đối tác tiềm năng và giúp DN đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu

7. Lên kế hoạch cho mối quan hệ dài hạn: Lựa chọn các Đối tác tiềm năng cho mối quan hệ lâu dài. Điều này nghĩa là DN cần nhìn xa hơn lợi ích trước mắt và cân nhắc việc hợp tác có thể phát triển và tăng trưởng như thế nào. Các Đối tác có tính thích ứng và tư duy tiến bộ có thể giúp DN bạn vượt qua những thay đổi thị trường và duy trì sự tăng trưởng

8. Thẩm định pháp tài chính: Đảm bảo các khía cạnh pháp lý và tài chính được kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm: các hợp đồng, việc tuân thủ các quy định và hiểu rõ về các thỏa thuận tài chính

 

VI. Làm thế nào để đồng bộ Channel Partner với chiến lược kinh doanh tổng thể?

1. Chia sẻ tầm nhìn: Chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu và kế hoạch chiến lược của DN bạn với các Đối tác kênh. Họ cần hiểu rõ hướng đi của DN và vai trò của họ

2. Hợp nhất Channel Partner vào kế hoạch chiến lược: Đưa Channal Partner vào quá trình lập kế hoạch chiến lược. Điều này đảm bảo rằng kế hoạch kinh doanh và các sáng kiến của họ phù hợp với hướng đi của DN

3. Thiết lập mục tiêu chung: Thiếp lập các mục tiêu chung rõ rang và có thể đo lường phù hợp với mục tiêu chiến lược của DN bạn. Những mục tiêu này nên cụ thể, có thể đo lường, có khả năng đạt được, có liên quan và có thời hạn (SMART) và được thông báo một cách rõ ràng đến Đối tác của bạn

4. Xây dựng chương trình khuyến khích: Phát triển các chương trình khuyến khích để trao thưởng cho hành động và kết quả của các Đối tác có đóng góp vào các mục tiêu chiến lược của DN. Các phần thưởng có thể bao gồm tiền thưởng cho việc hướng đến phân khúc KH cụ thể, phần thưởng dịch vụ CSKH xuất sắc, hoặc các khuyến khích cho việc mở rộng thị trường

5. Cung cấp công cụ tài nguyên cần thiết: Trang bị cho Đối tác các tài liệu marketing, công cụ bán hàng và thông tin sản phẩm cần thiết để có thể đại diện cho thương hiệu của DN bạn và đạt được các mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả

6. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược định kỳ: Tổ chức các cuộc đánh giá chiến lược định kỳ với các Đối tác kênh để đảm bảo các hoạt động của họ phù hợp với mục tiêu kinh doanh của DN bạn. Sẵn sàng điều chỉnh dựa trên dữ liệu hiệu suất và thay đổi thị trường khi cần thiết

7. Tận dụng công nghệ để thu thập insights hợp tác hiệu quả: Sử dụng các công cụ quản lý quan hệ Đối tác để thu thập insights về hoạt động của Đối tác và thúc đẩy sự hợp tác. Các công cụ này có thể giúp DN theo dõi hiệu suất, chia sẻ thông tin và giao tiếp hiệu quả với các Đối tác kênh

8. Xây dựng văn hóa cải tiến liên tục: Khuyến khích sự cải tiến liên tục giữa các Đối tác kênh của DN. Điều này bao gồm đào tạo thường xuyên, chia sẻ các thực hành tốt nhất (best practices) và đóng góp ý kiến để cải tiến

 

VII. Những thách thức trong việc quản lý Channer Partner?

1. Đồng bộ mục tiêu kinh doanh: Một trong những thách thức lớn nhất là đảm bảo các mục tiêu kinh doanh của Channel Partner đồng bộ với các mục tiêu chiến lược của DN. Điều này thường đòi hỏi các phiên điều chỉnh định kỳ và xây dựng các kế hoạch chung để đảm bảo mọi người đều hướng tới những kết quả chung

2. Năng lực đa dạng của Đối tác: Các Đối tác kênh có mức độ chuyên môn, kiến thức thị trường và khả năng bán hàng khác nhau. Điều chỉnh việc hỗ trợ để phù hợp với nhu cầu riêng của từng Đối tác trong khi vẫn duy trì sự nhất quán trong các tiêu chuẩn về dịch vụ và hiệu suất là một bài toán phức tạp

3. Đo lường và quản lý hiệu suất: Việc thiết lập một bộ chỉ số KPIs thống nhất để phản ánh chính xác hiệu suất của các Đối tác kênh đa dạng là một thách thức. Điều này bao gồm tích hợp các hệ thống báo cáo khác nhau và đảm bảo rằng các Đối tác tuân thủ theo các chỉ số đã thống nhất

4. Tuân thủ nhất quán về thương hiệu: Việc đảm bảo các Đối tác kênh tuân theo hướng dẫn thương hiệu (Brand Guidelines) và đại diện chính xác cho các sản phẩm và dịch vụ của DN đòi hỏi các hoạt động đào tạo toàn diện và giám sát thường xuyên

5. Giải quyết xung đột: Xung đột kênh, cho dù giữa các Đối tác khác nhau hay giữa đội ngũ bán hàng của Đối tác và đội ngũ bán hàng nội bộ của DN, đều có thể làm suy yếu hiệu quả của chiến lược kênh Đối tác. Điều cần thiết là nên phát triển các quy tắc rõ ràng về cách tiếp cận và cơ chế giải quyết xung đột hiệu quả

6. Tích hợp công nghệ: Tích hợp các hệ thống công nghệ đa dạng giữa các Đối tác khác nhau để đảm bảo hoạt động trơn tru và tính nhất quán của dữ liệu có thể là một thách thức đáng ngại về mặt kỹ thuật và logistic

7. Rào cản văn hóa giao tiếp: Một hệ sinh thái Đối tác gắn kết và hoạt động tốt phải có khả năng vượt qua những khác biệt về văn hóa và thiết lập các kênh giao tiếp hiệu quả với các Đối tác từ nhiều nền văn hóa khác nhau

8. Sự phức tạp về pháp lý và tài chính: Việc điều hướng qua những phức tạp về pháp lý và tài chính của các mối quan hệ đối tác, đặc biệt là qua nhiều khu vực với các quy định khác nhau, đòi hỏi quản lý cẩn thận và thường cần có chuyên môn pháp lý

 

VIII. Làm thế nào để phát triển quan hệ Đối tác kênh theo thời gian?

1. Đánh giá liên tục mối quan hệ Đối tác: Việc đánh giá thường xuyên hiệu suất của Đối tác với các thay đổi thị trường và định hướng chiến lược của DN là rất quan trọng để thích ứng kịp thời và đạt được tăng trưởng

2. Đào tạo phát triển: Các DN nên cung cấp cơ hội đào tạo và phát triển liên tục cho Đôi tác kênh để đảm bảo các kỹ năng và kiến thức của họ luôn được cập nhật và có lợi thế cạnh tranh

3. Đổi mới hợp tác: Khuyến khích sự đổi mới trong Đối tác kênh có thể dẫn đến các mô hình kinh doanh và chiến lược mới thúc đẩy sự phát triển và khả năng thích nghi chung

4. Giao tiếp có chiến lược: Giữ cho các kênh giao tiếp luôn mở để thảo luận chiến lược, đảm bảo các bên đều đồng nhất với tầm nhìn của công ty và sự biến động của thị trường

5. Tái cấu trúc chương trình: Định kỳ rà soát và điều chỉnh các chương trình Đối tác giúp loại bỏ những mối quan hệ Đối tác kém hiệu quả và củng cố những mối quan hệ thành công, phù hợp với các mục tiêu phát triển của công ty

6. Khả năng thích ứng linh hoạt: Nuôi dưỡng khả năng thích ứng của Đối tác giúp họ phản ứng nhanh chóng trước các cơ hội và thách thức mới, giúp mối quan hệ Đối tác luôn có liên quan

7. Chỉ số thành công chung: Để thúc đẩy cho định hướng và mục tiêu chung, việc cần thiết là phát triển và thống nhất các chỉ số thành công chung – phản ánh định nghĩa về thành công của DN và Đối tác

 

IX. Các thực hành tốt nhất (Best practices) trong quản lý quan hệ Đối tác kênh

1. Tuyển dụng Đối tác có chọn lọc: Bước đầu tiên để có mối quan hệ Đối tác thành công là xác định và tuyển chọn các Đối tác kênh có mục tiêu kinh doanh và giá trị phù hợp với DN

2. Quy trình tiếp nhận có hệ thống: Một quy trình tiếp nhận rõ ràng sẽ giúp các Đối tác mới nhanh chóng hiểu được sản phẩm, dịch vụ và chính sách của công ty, tạo nền tảng cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả

3. Giao tiếp rõ ràng và nhất quán: Thiết lập các thói quen giao tiếp thường xuyên để quản lý các kỳ vọng và các Đối tác được thông báo về bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược hoặc chính sách

4. Khuyến khích dựa trên hiệu suất: Xây dựng các chương trình khuyến khích để thưởng cho các Đối tác đạt được các mục tiêu kinh doanh. Từ đó thúc đẩy những đóng góp hiệu quả hơn cho thành công chung của cả hai bên

5. Quản lý quan hệ Đối tác vững chắc: Đầu tư vào hệ thống quản lý quan hệ Đối tác toàn diện (PRM) cung cấp các công cụ hữu ích cho việc quản lý Đối tác hiệu quả, bao gồm theo dõi hiệu suất và phân phối nguồn lực

6. Văn hóa hợp tác: Nuôi dưỡng văn hóa coi Đối tác như một phần mở rộng của công ty để xây dựng niềm tin và khuyến khích cách tiếp cận thống nhất trong việc đạt được các mục tiêu chung

7. Cam kết cải tiến liên tục: Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc cải tiến liên tục thông qua đào tạo thường xuyên, chia sẻ các thực hành tốt nhất và phản hồi mang tính xây dựng để giúp Đối tác duy trì tính cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu phát triển của DN

 

X. Xu hướng tương lai trong quan hệ Đối tác kênh

1. Ra quyết định dựa trên dữ liệu: Việc ứng dụng các phân tích dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (AI) trong các mối quan hệ Đối tác kênh ngày càng phổ biến, cho phép đưa ra các quyết định có căn cứ hơn và nhắm đến nhu cầu của KH một cách tốt hơn

2. Mô hình linh hoạt và năng động: Khi thị trường phát triển, các mối quan hệ Đối tác kênh cũng phát triển, với xu hướng hợp tác linh hoạt hơn và dựa trên dự án giúp nhanh chóng thích nghi với các cơ hội mới

3. Sự chuyển dịch sang mô hình đăng thuê bao và dịch vụ (Service-Based & Subscription): Việc chuyển sang các mô hình này đang thay đổi cách các Đối tác bán hàng và hỗ trợ sản phẩm, chuyển trọng tâm sang mối quan hệ lâu dài với KH và các luồng doanh thu định kỳ

4. Tính bền vững và trách nhiệm: Các mối quan hệ Đối tác ngày càng được đánh giá dựa trên cam kết về tính bền vững và trách nhiệm xã hội, phản ánh các giá trị rộng lớn của xã hội và kỳ vọng của KH

5. Trải nghiệm KH liền mạch: Xu hướng hướng tới trải nghiệm KH thống nhất đòi hỏi sự tích hợp chặt chẽ hơn giữa các công ty và Channel Partner của họ, đảm bảo tính nhất quán và chất lượng trên tất cả các điểm chạm với KH

6. Hội tụ công nghệ: Các công nghệ tiên tiến hỗ trợ việc giao tiếp, hợp tác và chia sẻ dữ liệu tốt hơn. Điều này rất quan trọng cho sự thành công của các mối quan hệ đối tác kênh trong tương lai

7. Mở rộng toàn cầu: Các mối quan hệ Đối tác kênh ngày càng trở nên toàn cầu hóa, đòi hỏi các chiến lược để điều hướng các quy định quốc tế, sự khác biệt văn hóa và điều kiện thị trường đa dạng

 

————————–

Nguồn: Zinfi – Maximizing Business Growth: The Ultimate Guide to Channel Partner Management: Link

 

atlink-logo
Truy cập ATALINK trên PC hoặc laptop để trải nghiệm đầy đủ tính năng